[Cận cảnh] Quy trình làm gốm Bát Tràng NỔI TIẾNG gần xa

Quy trình làm gốm Bát Tràng nức tiếng gần xa

Gốm Bát Tràng nổi tiếng gần xa từ xưa cho đến hiện tại, không đơn thuần khi một chất liệu gốm sứ đứng vững theo thời gian và độ nổi tiếng ngày càng lan rộng. Đằng sau những sản phẩm chất lượng là quy trình chế tác công phu ít ai biết đến. Vậy quy trình làm gốm Bát Tràng như thế nào?

Mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều được làm thủ công từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến thành phẩm cùng với đôi tay khéo léo của người nghệ nhân. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi gốm Bát Tràng chinh phục được cả du khách gần xa, trong và ngoài nước. Ngay bây giờ Vinaly cùng bạn tìm hiểu về cách làm gốm Bát Tràng “nổi danh” này nhé!

1. Chọn và xử lý đất – Nguyên liệu làm gốm Bát Tràng

Khâu đầu tiên vô cùng quan trọng quyết định chất lượng gốm sứ của những bước tiếp theo và suốt quy trình làm gốm Bát Tràng nói chung. Bát Tràng nổi tiếng bởi nguồn đất sét trắng đặc trưng và những trung tâm sản xuất cũng được xây dựng ngay tại nguồn. Các mỏ khai thác đất sét Bát Tràng được khai phá, phát triển từ xưa. 

Khi nguồn đất vơi dần, khoảng thế kỷ 18, người dân Bát Tràng phải đi tìm nguồn đất mới. Người dân tìm kiếm, định cư ở các vị trí giao thông thuận tiện, gần sông và bến cảng, sau đó dùng thuyền đi khai thác các nguồn đất mới. Từ vị trí Bát Tràng cũ người dân tỏa lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, xuôi dòng đến Đồng Triều và khai thác đất sét trắng ở Trúc Thôn, Hồ Lao.

Đất sau khi khai thác vẫn còn lẫn tạp chất, tùy thuộc vào mỗi sản phẩm có những cách pha đất khác nhau. Tại Bát Tràng, đất được xử lý truyền thống, được ngâm trong hệ thống bể chứa có cao độ khác nhau, cụ thể:

  • Bể 1 có vị trí cao nhất dùng để ngâm đất sét thô và nước, thông thường trong khoảng 3 đến 4 tháng. Đất sét trắng được ngâm phân rã trong nước, sau đó đánh thật đều, tơi để đất hòa tan hoàn toàn thành hỗn hợp lỏng. Hỗn hợp này sẽ được chuyển đến bể 2 để đất sét lắng xuống, các tạp chất sẽ được loại bỏ ở công đoạn này.
  • Tiếp đến, hỗn hợp từ bể lắng sẽ được chuyển sang bể phơi, thông thường tại Bát Tràng công đoạn này thường diễn ra khoảng 3 ngày, sau đó chuyển sang bể cuối, tiến hành ủ, thời gian ủ càng lâu càng tốt.

Bởi tính chất quan trọng của nguyên liệu, khâu xử lý đất tại làng gốm Bát Tràng qua nhiều công đoạn phức tạp. Tại đây tùy vào loại gốm nào mà người ta có thể pha thêm cao lanh với tỷ lệ khác nhau.

Chọn và xử lý đất - Quy trình làm gốm Bát Tràng
Chọn và xử lý đất – Quy trình làm gốm Bát Tràng

2. Tạo hình, dáng cho sản phẩm

Thợ gốm Bát Tràng sử dụng phương pháp cổ truyền để tạo dáng gốm sứ trên bàn xoay, trong khâu tạo dáng này, thợ gốm sử dụng lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay. Thợ làm gốm ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn sau đó dùng chân quay bàn xoay và dùng tay vuốt đất nhằm tạo dáng sản phẩm theo ý muốn định sẵn, tại đây hình dáng gốm sứ dần dần hình thành.

Ngoài ra tạo hình sản phẩm gốm Bát Tràng bằng khuôn in cũng được sử dụng, khuôn được sử dụng được làm bằng thạch cao hoặc gỗ. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Cách tạo dáng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm gốm Bát Tràng giống nhau, nhanh và đơn giản hơn, ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp đổ rót, “hồ đầy” để tạo dáng sản phẩm như mong muốn.

Tạo hình gốm sứ Bát Tràng
Tạo hình gốm sứ Bát Tràng

3. Phơi sấy và sửa sản phẩm gốm Bát Tràng

Sản phẩm sau quá trình tạo hình được chuyển sang công đoạn tiếp theo là hong khô sao cho sản phẩm không bị nứt mẻ, không biến dạng.

Ở công đoạn này, các người thợ Bát Tràng thường để vật phẩm lên giá và hong khô tự nhiên ở nơi thoáng mát. Hiện đại người ta sử dụng lò sấy, tăng nhiệt độ dần để nước bốc hơi đồng thời điều chỉnh được cả thời gian và không bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Để sản phẩm được định đình hoàn chỉnh nhất, thợ gốm Bát Tràng thường dùng bàn xoay đặt vật phẩm lên sau đó cho bàn xoay chuyển động nhẹ nhàng.

Tiếp đến người thợ tiến hành các động tác cắt, gọt những chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết để tạo sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

4. Trang trí hoa văn đặc trưng của gốm Bát Tràng

Người nghệ nhân Bát Tràng dùng bút lông để vẽ những nét hoa văn mộc trực tiếp lên sản phẩm. Công đoạn này đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo và kinh nghiệm của người thợ. Các họa tiết mềm mại, tỉ mỉ từ chính đôi bàn tay của người nghệ nhân làm nên những tác phẩm nghệ thuật không bị hòa lẫn bởi bất cứ đâu.

Vẽ họa tiết nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng
Vẽ họa tiết nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng

>>> Chính quy trình chế tác công phu và sự tài hoa, tỉ mỉ của người nghệ nhân làm nên nét nghệ thuật của gốm sứ Bát Tràng cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm này. Giá trị cao, nhiều sản phẩm gốm sứ Trung Quốc kém chất lượng tìm cơ hội trà trộn. Vậy làm sao để phân biệt gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc, cùng tìm hiểu để phân biệt và chọn mua đúng nhé!

5. Lên men (tráng men) sản phẩm

Gốm Bát tràng được nhận diện bởi nét riêng không hòa lẫn vào đâu được, tráng men cũng là một khâu quan trọng trong quy trình làm gốm Bát Tràng làm nên nét đặc biệt của các sản phẩm tại đây.

Men tro một trong những men đặc sắc tại làng gốm Bát Tràng này, bên cạnh đó còn có men nâu được pha chế bằng cách trộn men tro và 5% hỗn hợp oxit sắt và oxit mangan gọi là “đá thối”.

Ngoài ra các nghệ nhân Bát Tràng còn chế tạo ra một loại men lam nổi tiếng xa gần.

Men lam được chế tạo bằng cách pha trộn đá đỏ (chứa oxit coban), đá thối, nghiễn nhuyễn và trộn với lớp men áo, lớp men này được nung ở 1250 độ C để lên màu chuẩn nhất.

Đến thế kỷ 17 nghệ nhân Bát Tràng dùng vôi sống trộn cùng cao lanh và tro trấu tạo nên lớp men mới màu hồng nhạt được gọi là men rạn.

Người thợ Bát Tràng thường dùng cách chế tạo men bằng cách cho các nguyên liệu đã chuẩn bị, pha trộn, nghiền nhuyễn và khuấy tan đều trong nước, sau đó đợi lắng đọng và bỏ lớp nước bên trên cùng lớp đọng ở dưới cùng. Người ta sử dụng lớp giữa, đó là lớp men bóng dùng để phủ bên ngoài thành phẩm. 

Quy trình tráng men làm gốm Bát Tràng nổi tiếng
Quy trình tráng men làm gốm Bát Tràng nổi tiếng

6. Nung gốm Bát Tràng

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng sử dụng lò gas để nung đốt, mỗi lò từ 3 đến 6m3. Sản phẩm gốm sứ được xếp thành hàng và tầng, được kê trên những tấm chịu nhiệt, sau đó được di chuyển lên ray trượt vào lò nung.

Tại đây gốm sứ được nung ở nhiệt độ 1.200 độ C từ 12 tiếng đến 1 ngày theo từng sản phẩm khác nhau. Tiếp đến sản phẩm được để nguội tự nhiên hoàn toàn rồi mới được lấy ra khỏi lò.

Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm của toàn bộ quá trình. Các sản phẩm sau nung được phân loại, sửa chữa và loại bỏ các sản phẩm khuyết tật trước khi phân phối ra thị trường.

Quy trình Nung gốm Bát Tràng thành phẩm
Quy trình Nung gốm Bát Tràng thành phẩm

7. Một số sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp nổi tiếng

Mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều mang nét nghệ thuật và độc đáo riêng cả về giá trị. Điểm qua một số sản phẩm nổi bật về “độ quý hiếm” làm chao đảo những người đam mê sưu tầm và trưng bày của dòng gốm sứ cổ Bát Tràng này.

Những chiếc bình sứ cổ Bát Tràng nổi tiếng về giá trị và độ quý hiếm
Những chiếc bình sứ cổ Bát Tràng nổi tiếng về giá trị và độ quý hiếm
Hoa văn và nét nghệ thuật làm nên giá trị của những sản phẩm gốm Bát Tràng
Hoa văn và nét nghệ thuật làm nên giá trị của những sản phẩm gốm Bát Tràng

Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình làm gốm Bát Tràng được lưu truyền từ xưa cho đến hiện tại. Ngoài gốm Bát Tràng không ít người còn thắc mắc quy trình sản xuất gốm sứ thông thường và loại gốm này có điều gì khác biệt? Xem ngay quy trình sản xuất gốm sứ cùng Vinaly để tìm lời giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Content Protection by DMCA.com