Phân biệt gốm và sứ khác nhau như thế nào CHI TIẾT nhất

Phân biệt gốm và sứ chi tiết nhất

Gốm sứ xuất hiện và trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Thực chất gốm và sứ là những vật dụng khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt gốm và sứ? VINALY sẽ cùng bạn tìm hiểu từ tổng quan đến chi tiết qua chia sẻ sau đây.

1. Gốm là gì?

Gốm là những loại vật dụng sử dụng thường ngày hoặc dùng để xây dựng nhà ở, các công trình đồ sộ, dinh thự. Từ xa xưa, gốm đã được biết đến và được sử dụng phổ biến (hơn 25.000 năm) tính từ thời điểm con người phát minh ra lửa. Sau quá trình di cư từ hang núi, hốc đá để tự xây dựng nhà ở, định cư bên ngoài. Có 2 cách làm gốm: gốm truyền thống (cổ điển) và gốm không nung.

Gốm có cấu tạo như thế nào?

Gốm được tạo nên bằng cách sử dụng hỗn hợp đất sét, đất bột và nước, qua quá trình nhào nặn, tạo thành các hình dạng như mong muốn. Sau khâu tạo hình, chúng được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao. Để vật liệu không thấm nước và có màu sắc trang trí, người ta thường phủ một lớp giống như lớp sơn bảo vệ bên ngoài được gọi là lớp men.

Quy trình tạo thành vật liệu gốm bao gồm các khâu sau:

  • Chọn đất làm nguyên liệu: đất sét được sử dụng là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quá trình làm gốm. Đất sau quá trình tuyển chọn được lọc sạch đá, sỏi, rác,… để khô tạo thành các khối chữ nhật để tiện lợi cho quá trình tạo hình tiếp theo.
  • Tạo hình: dựa vào các mẫu sẵn có, đất được cho vào khuôn tiến hành đúc, quay hoặc nén để định hình vật dụng.
  • Hong khô thành phẩm: Sau quá trình tạo hình, sản phẩm được hong khô tự nhiên ở bóng râm trước khi công đoạn cho vào lò nung tạo thành phẩm.
  • Tiến hành nung: nhiệt độ nung ở khoảng 900 độ đến 1.300 độ C trong suốt 20 đến 30 giờ. Sau đó nhiệt độ giảm dần ở khoảng thời gian tương đương.
  • Lựa chọn sản phẩm đạt yêu cầu: sau khi được nung ở nhiệt độ cao, thành phẩm được tuyển chọn, loại bỏ những vật phẩm bị nứt, bể, cong, vênh. Sau quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt thành phẩm được đưa vào sử dụng, đó cũng là lý do tỷ lệ phế phẩm cao hơn so với những sản phẩm thông thường.
Gốm là gì? Quy trình sản xuất đồ gốm
Gốm là gì? Quy trình sản xuất đồ gốm

2. Sứ là gì?

Sứ là một vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu (đất sét ở dạng cao lanh) ở nhiệt độ cao khoảng 1.200 độ đến 1.400 độ C (xấp xỉ 2.192 đến 2552 độ F). Vì thế sứ có độ dẻo dai, sáng mịn thông qua các khoáng chất từ cao lanh, đất sét nóng chảy ở nhiệt độ cao hình thành.

Quy trình sản xuất sứ

  • Lựa chọn và xử lý nguyên liệu: nguyên liệu chính là đất sét, loại đất sét được chọn có độ dẻo tương đối, độ co ngót nhất định và chịu được nhiệt lửa cao. Tùy theo mỗi loại sứ khác nhau mà tỷ lệ chọn, pha cũng khác nhau. Sau đó là khâu loại bỏ tạp chất nhằm đảm bảo độ mịn, trắng và sáng tốt nhất.
  • Tạo hình: khâu quan trọng quyết định đến hình dáng sản phẩm sứ sau cùng. Người ta thường sử dụng bàn xoay, khuôn in và đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân để tạo nên những vật phẩm như ý. Sau đó chúng được tập hợp và hong khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời.
  • Trang trí, chọn hoa văn: khâu quyết định nét thẩm mỹ, sự độc đáo, sáng tạo của những người nghệ nhân từ đó mang đến những sản phẩm sứ tinh tế, nghệ thuật đầy sáng tạo.
  • Tráng men: lớp trang trí, bảo vệ, chống thấm giúp định hình các vật liệu sứ vừa được tạo thành. Tùy thuộc vào sản phẩm sứ, kích thước, mà lớp men cũng có sự khác biệt.
  • Nung thành phẩm: khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất sứ, người ta thường sử dụng lò nung ở nhiệt độ tương đương 1.280 đến 1.350 độ C. Nguyên liệu nung chính được sử dụng là củi, gỗ, than,… để nung.

Sứ được ứng dụng làm bếp, đồ trang trí, vật dụng thường ngày, gạch ngói các sản phẩm quen thuộc thường ngày. Hiện nay sứ còn được ứng dụng trong nha khoa, răng sứ thẩm mỹ.

Sứ là gì? Quy trình sản xuất sứ
Sứ là gì? Quy trình sản xuất sứ

>>> Đến với Vinaly để trải nghiệm dòng gốm bình thường đến cao cấp qua những chiếc ly sứ, bộ ấm trà, đĩa sứ, quà tặng độc đáo nhất. Xem ngay bộ ấm trà sứ tại Vinaly để chiêm ngưỡng nét độc đáo của chất liệu này, đồng thời lựa chọn cho mình bộ sản phẩm hoặc quà tặng ưng ý!

3. Phân biệt gốm và sứ khác nhau như thế nào?

Về bản chất, quá trình hình thành sứ và gốm là những vật liệu tương tự nhau. Nhưng thực tế, những sản phẩm gốm và sứ được tạo thành mang những đặc tính hoàn toàn khác biệt. Để phân biệt gốm và sứ một cách chi tiết nhất, cùng theo dõi những tiêu chí cơ bản sau:

  • Nhiệt độ nung sản phẩm: điểm khác biệt cơ bản đầu tiên để nhận biết gốm và sứ. Bình thường gốm được nung ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 900 đến 1.300 độ C, trong khi sứ được nung ở 1.280 đến 1.350 độ C, vì thế thành phẩm tạo thành cũng mang những đặc tính khác biệt.
  • Độ bền, cứng: cũng chính quá trình chế tác, nung ở nhiệt độ thấp hơn nên gốm thường có độ cứng không cao bằng sứ và kết cấu giòn hơn. Ngược lại được hình thành qua quá trình nung ở nhiệt độ cao hơn nên sứ có kết cấu vững chắc và bền hơn.
  • Khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt: cũng do quá trình nung, sản xuất ở nhiệt độ thấp hơn nên khả năng chịu và giữ nhiệt của gốm cũng thấp hơn sứ. Điều này có thể được kiểm chứng đơn giản qua ví dụ: cho 1 chiếc bát bằng sứ và gốm vào lò vi sóng, bát gốm sẽ có những vết rạn, nứt trong khi bát sứ vẫn bình thường và không có dấu hiệu tương tự.
  • Khả năng chống thấm nước: vật liệu bằng gốm thường dễ thấm nước vì thế dễ mục, vụn. Trong khi ở sản phẩm bằng sứ độ chống nước cao, nhờ vào lớp men sứ sau cùng.
  • Lớp tráng men: lớp tráng men ở gốm mang tính bảo vệ, tăng tuổi thọ và độ bền của sản phẩm. Trong khi với sứ lớp tráng men là lớp trang trí, hỗ trợ bảo vệ và tạo sắc thái riêng của mỗi vật dụng.
  • Độ thấu quang: nhờ vào quá trình chọn lựa nguyên liệu kỹ càng ở khâu đầu tiên nên sứ có độ tinh khiết và nổi bật vượt trội so với gốm. Đó cũng là điểm nhận dạng dễ dàng nhất.
  • Giá thành sản phẩm: sự khác biệt về quá trình sản xuất, khâu chế tác, độ bền thành phẩm nên gốm thường có giá thành rẻ hơn so với sứ. Tùy thuộc vào sản phẩm, độ tinh xảo, nhu cầu sử dụng mà người dùng cũng có nhiều sự lựa chọn khác biệt.
Gốm và sứ khác nhau như thế nào?
Gốm và sứ khác nhau như thế nào?

Thực tế, đặc tính dễ phân biệt nhất giữa gốm và sứ, người ta thường sử dụng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên độ thấu quang là đặc tính dễ dàng và sử dụng thông dụng, sứ luôn có độ thấu quang tốt hơn so với gốm phụ thuộc độ tinh khiết của nguyên liệu đầu vào trước khi sản xuất.

Để phân biệt gốm và sứ, đơn giản bạn chỉ cần đưa sản phẩm lên trước ánh sáng, ánh đèn, nếu sản phẩm có độ tinh khiết cao, có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn ngược lại nếu ánh sáng xuyên qua ít hơn sản phẩm đó thông thường là gốm.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân biệt sản phẩm bằng cách gõ, âm thanh có độ ngân, vang kéo dài là vật liệu sứ, ngược lại âm thanh ngắn hơn, không vang xa là gốm. Một cách nhận biết nữa là cho nước vào trong các sản phẩm, với gốm nước sẽ thấm hút dần dần vào vật liệu, còn với sứ sẽ không bị thấm nước.

Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tham khảo chi tiết về chất liệu gốm và sứ chi tiết cũng như phân biệt gốm và sứ, hy vọng chúng ta có những lựa chọn chuẩn nhất cả 2 dòng sản phẩm này. Theo dõi Vinaly để cập nhật những thông tin mới nhất đặc biệt là chất liệu sứ đa dạng tại Xưởng chuyên sứ chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Tin ;
Gọi điện
Gọi điện
Content Protection by DMCA.com